
Hương dừa – Ứng dụng trong việc sản xuất nước cốt dừa
Nước cốt dừa được các nhà sản xuất ứng dụng từ hương liệu thực phẩm – hương dừa (Coconut Flavors). Nước cốt dừa được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành thực phẩm như sản xuất bánh, kẹo, nước giải khát…Để có thể gia tăng mùi thơm đặc trưng của nước cốt dừa thì doanh nghiệp thường sẽ bổ sung thêm hương dừa vào sản phẩm. Để hiểu thêm về ứng dụng của chúng trong sản xuất nước cốt dừa, cùng Vitarom tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.
Nước cốt dừa là gì
Nước cốt dừa là một thành phần quan trọng trong ẩm thực Châu Á. Nó được định nghĩa là dịch chất lỏng “sữa” được chiết bằng tay hoặc bằng máy từ dừa nạo được ngâm trong nước sôi. Hàm lượng dầu cao mang lại hương vị và màu sắc phong phú cho sữa.
Nước cốt dừa cải thiện khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ cholesterol và kiểm soát huyết áp. Nước cốt dừa rất giàu các protein như albumin, globulin, prolamin và glutelin.
Nước cốt dừa được xem như là một trong số các loại sữa thay thế thuần chay cho sữa bò. Nước cốt dừa không chứa lactose và có hàm lượng carbohydrate thấp hơn sữa bò, phù hợp với những người không dung nạp lactose hoặc không thích mùi vị sữa bò.
Hương dừa là gì
Hương dừa là hương liệu được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm với mục đích gia tăng hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Chúng được ứng dụng rộng rãi do chúng giúp làm tăng mùi hương nhưng không làm thay đổi kết cấu ban đầu của sản phẩm.
Tham khảo thêm: Hương dừa trong ngành nước giải khát
Ứng dụng trong sản xuất nước cốt dừa
Hương dừa giúp cải thiện hương vị
Sản xuất nước cổt dừa có qúa trình ép nên có thể khiến mùi hương của nước cốt dừa bị giảm trong suốt quá trình. Việc bổ sung thêm hương liệu dừa sẽ giúp sản phẩm nước cốt dừa cải thiện hương vị.
Giảm chi phí sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất nước cốt dừa, muốn đạt nồng độ hương vị mong muốn đối với sản phẩm phải dùng nhiều hàm lượng nước cốt dừa hơn. Cho nên để có thể giảm chi phí trên tổng một sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm hương liệu vừa giảm chi phí sản xuất vừa làm tăng mùi hương cho sản phẩm nước cốt dừa.
Sản phẩm đạt được chất lượng đồng nhất
Khi sử dụng hương liệu dừa trong sản xuất quy mô lớn sẽ giúp sản phẩm nước cốt dừa đồng đều về mặt chất lượng. Không cần lo sợ nguyên liệu đầu vào không đạt chất lượng mà ảnh hưởng đến cả lô hàng sản xuất.
Quy trình sản xuất nước cốt dừa
Để có thể hiểu hơn về công dụng của hương liệu dừa đối với việc sản xuất nước cốt dừa, chúng ta sẽ đi qua quy trình sản xuất. Quy trình dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo các công đoạn chính, còn chính xác tỉ lệ thì mỗi công ty sẽ có một công thức đặc biệt của riêng mình.
Tiếp nhận
Đầu tiên, cần kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng thành phẩm. Lượng nước cốt dừa sẽ do lượng cơm dừa quyết định. Cho nên nguyên liệu đầu vào cần được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.
Bóc vỏ – Gọt
Sau khi dừa đã đạt chất lượng đầu vào, sẽ được bỏ vỏ, tách gáo để thu cơm dừa. Để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Chần
Cơm dừa sau khi được bỏ vỏ sẽ được chần với nước sôi khoảng 1-2 phút nhằm mục đích ức chế các enzyme đang tồn tại. Quá trình chần cũng loại bỏ một phần vi sinh vật có trên cơm dừa.
Nghiền
Mục đích của việc nghiền sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào của cơm dừa, hỗ trợ đến giai đoạn sau là ép/ trích ly/ chiết xuất dễ dàng hơn. Quá trình này còn sinh ra nhiệt nên sẽ bị thất thoát một số chất dinh dưỡng của sản phẩm sau cùng.
Chiết xuất/Ép/ Trích ly
Việc ép làm cho dịch chiết bên trong chảy ra bên ngoài, khi đó ta sẽ thu được sữa dừa hay nước cốt dừa. Để tăng hiệu suất thu hồi trước khi ép, cần ngâm cơm dừa đã nghiền nhỏ trong nước nóng.
Lọc – Phối trộn
Dịch chiết sẽ được lọc để loại bỏ các cặn tồn tại trong dịch. Một số chất dinh dưỡng sẽ tổn thất khi lọc nhưng hàm lượng không đáng kể. Tuỳ vào mục tiêu khách hàng mà dịch chiết sẽ được nhà sản xuất phối trộn thêm một số phụ gia, tiêu biểu là hương liệu dừa để tăng hương vị cho sản phẩm.
Thanh trùng – Bao bì
Sau khi đã phối trộn đúng theo công thức, sẽ tiến hành rót nóng vào bao bì để tiến hành đem đi thanh trùng. Việc thanh trùng đòi hỏi cần sử dụng đúng nhiệt độ để không làm các dưỡng chất bên trong nước cốt dừa bị biến đổi.
Bài viết liên quan:
- Ứng dụng hương dừa trong ngành nước giải khát
- Chất phụ gia tạo hương dừa thực phẩm
- Hương dừa Vitarom – Lựa chọn an toàn cho sức khỏe
- Hương dừa thực phẩm
Nguyên tắc sử dụng
Về mặt nguyên tắc, hương dừa vẫn là phụ gia nên khi sử dụng cần chú ý các quy định chung:
- Không vượt quá nồng độ tối đa cho phép đối với thực phẩm.
- Hạn chế đến mức tối thiểu việc bổ sung phụ gia.
- Không dùng để lừa dối người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Dùng phụ gia phải có nguồn gốc uy tín và rõ ràng về phát lý.
Kết luận
Sử dụng hương liệu dừa trong sản xuất nước cốt dừa hỗ trợ thành phẩm đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, không nên lạm dụng khi sử dụng vì bản chất chúng vẫn là phụ gia thực phẩm. Nguồn nguyên liệu hương liệu uy tín cũng ảnh hưởng đến chất lượng sau cùng của sản phẩm nước cốt dừa.
Mua hương dừa ở đâu
Vậy mua hương dừa ở đâu là uy tín và đảm bảo chất lượng? Giá hương dừa dao động 200.000 – 320.000 đồng/kg. Ở Việt Nam, hương dừa bởi thương hiệu Vitarom đang được phân phối trực tiếp tại Công ty TNHH Vitachem Ingredients (lầu 4, tòa nhà T.T.M Building – số 12 đường Số 1, Cư xá Đô Thành, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), cam kết về nguồn gốc và chất lượng với giá thành cạnh tranh, chiết khấu từ 10-40% so với giá thị trường và giao hàng nhanh chóng. Tham khảo sản phẩm: Hương dừa; hương sữa dừa
Mọi sự góp ý và thắc mắc về thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline (+84)28 2211 2040 (T2-T7 giờ hành chính)
Zalo (+84) 977 183 639/ (+84) 912 908 040/ (+84) 916 318 040
Email: sales1@vitachem.com.vn
Để đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng của Vitachem Ingredients có thể cung cấp thông tin và phục vụ quý khách tốt nhất. Cảm ơn quý khách đã quan tâm thông tin bài viết của chúng tôi.
Tại sao chọn Vitarom:
– Hương vị thơm ngon, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau
– Giá cả cạnh tranh và tiết kiệm chi phí
– Vận chuyển hiệu quả với việc giao mẫu sớm
– Thời hạn sử dụng dài hơn một số mặt hàng nhập khẩu
– Có dạng bột hoặc dạng lỏng
– Nhiều mẫu để thử nghiệm và đánh giá
– Hướng dẫn chuyên môn để đảm bảo hương vị theo ý muốn
– Năng lực điều chỉnh hương liệu theo dự án của khách hàng trong 1-3 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Siriphanich, J., Saradhuldhat, P., Romphophak, T., Krisanapook, K., Pathaveerat, S., & Tongchitpakdee, S. (2011). Coconut ( Cocos nucifera L.). Postharvest Biology and Technology of Tropical and Subtropical Fruits, 8–35e. doi:10.1533/9780857092885.8
- Project report of coconut milk processing unit purpose of the document. SAMADHAN- Nurturing Dreams – Innovative solutions
- Thông tư 24/2019/TT-BYT: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM