Skip links
phân loại các loại đường

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐƯỜNG SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ NẤU ĂN

Đường là một trong các gia vị quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất cũng như được sử dụng hằng ngày trong việc nấu ăn. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn cải thiện mùi vị giúp món ăn trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn. Hãy cùng Vitarom tìm hiểu về gia vị quen thuộc này nhé.

Đường là gì

Đường là các carbohydrate được tìm thấy trong tự nhiên như sữa, nhựa cây và các trái cây hay rau củ. “Đường” thường đuợc sử dụng để mô tả các mono- và disaccharides có mặt trong thực phẩm.

Ba loại monocharides phổ biến được tìm thấy trong thực phẩm là glucose, fructose và galactose. Khi các mono kết hợp với nhau sẽ tạo thành các đường disaccharides chính như:

  • Sucrose = Glucose + Fructose

  • Maltose = Glucose + Glucose

  • Lactose = Glucose + Galactose

Đường cũng có thể sẽ được các nhà sản xuất hydro hoá để tạo ra các polyol dùng làm phụ gia phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm. Tên các loại đường này thường được là tên gốc được đổi tiền tố đuôi như: Maltose thành Maltitol, Xylose thành xylitol…
Vitarom

Có nhiều dạng như dạng bột, dạng tinh thể, dạng lỏng…

Đường cát

Loại thông dụng nhất trong bếp ăn của mọi nhà. Chúng có nguồn gốc từ mía hoặc củ cải trắng (củ cải đường). Các tinh thể đồng nhất kích thước trung bình phù hợp sử dụng cho nhiều mục đích.

Đường cát

Đường nâu

Phổ biến trong nước uống và làm bánh. Đường nâu là một dạng đường cát nhưng vẫn còn một lượng mật đường trong sản phẩm. Tuỳ vào lượng mật mà màu sắc sẽ tăng dần từ nâu nhạt đến nâu đậm. Đường nâu có mùi thơm đặc trưng giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Hương đường nâu

Đường bột

Chúng là đường cát đường nghiền mịn và được bổ sung bột bắp để tránh bị vón cục trong lúc bảo quản. Độ min cao nên thường được sử dụng trong việc làm các sản phẩm cần cảm quan mềm mịn như kem.

Vitarom

Đường phèn

Cũng dược sản xuất từ mía, củ cải… nhưng được bổ sung vào một số nguyên liệu để làm giảm độ ngọt như nước, vôi…Vì vị ngọt thanh nhưng không gắt như đường cát nên rất được người tiêu dùng sử dụng để nấu các món ăn cũng như nước uống thanh nhiệt giải khát như mủ trôm hạt chia, trà bí đao, nha đam,…

Vitarom

Đường thốt nốt

Khác so với đường thông dụng, loại đường này được lấy từ dịch chiết của cây thốt nốt. Chúng có vị ngọt thanh và mùi hương đặc trưng khác so với đường làm từ mía hay củ cải đường.


Vitarom

Đường dừa

Đường dừa thường dễ bị nhầm lẫn với đường nâu và đường thốt nốt do màu sắc của chúng. Chúng có hương vị đặc trưng của dừa, độ ngọt và dinh dưỡng cũng khá giống với đường cát nên chúng cũng có thể thay thế đường cát trong công thức nấu ăn với tỷ lệ 1:1.

Vitarom

Syrup đường

Chúng được sản xuất từ việc hoà tan đường cát với nước. Thông thường là với tỷ lệ 1:1. Thường được bổ sung trong đồ uống.

Vitarom

Đường ăn kiêng

Là các loại đường được hydrat hoá. Chúng chứa ít hoặc không calo so với các loại đường thông thường. Chúng còn được gọi là đường nhân tạo hay chất tạo ngọt vì với hàm lượng rất nhỏ chúng đã có thể tạo được độ ngọt tương tự.

Trên đây, chỉ là một số loại đường thông dụng thường được sử dụng trong việc nấu ăn. Còn rất nhiều loại khác vì đường là một gia vị rất đa dạng về hình thức cũng như nguồn nguyên liệu chiết xuất.

Cách bảo quản đường

  • Đường nên được bảo quản trong hộp kín, tránh ánh nắng trực tiếp và đặt nơi khô ráo và thoáng mát.

  • Tránh ẩm để đường không bị vón cục.

  • Cần tránh bảo quản đường ở những nơi có mùi, vì chúng có đặc tính hấp thụ mùi mạnh kể cả qua bao bì nhựa bảo quản.

  • Các dạng đường lỏng như syrup cần tránh nhiệt độ cao hoặc quá lạnh vì sẽ làm chúng bị sẫm màu và thay đổi hương vị.

Vitarom

Lợi ích của việc sử dụng đường

Đường là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ duy trì sự sống. Bên cạnh đó, khi bổ sung vào thực phẩm chúng còn hỗ trợ cải thiện kết cấu, màu sắc, hương vị, làm giảm nhiệt độ đóng băng, các dạng vật lý khác nhau, còn hỗ trợ một số mục đích khác như lên men hay bảo quản.

Tác hại của việc sử dụng đường

Sử dụng nhiều đường cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể. Theo SACN (The Scientific Advisory Committee on Nutrition)  – Uỷ ban Tư vấn Khoa học của Chính phủ Anh tiêu thụ thực phẩm có lượng đường cao sẽ có nguy cơ gây sâu răng. Việc tiêu thụ lượng đường cao cũng gây ra một số bệnh lý khác như: béo phì, tiểu đường, một số vấn đề về tim mạch…

Vitarom

Cách giảm thiểu hoặc thay thế

Tuy có nhiều lợi ích cũng như chức năng đối với cơ thể nhưng khi sử dụng quá nhiều sản phẩm chứa đường thì sẽ gây hại tới sức khoẻ. Sau khi phát hiện, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các cách để có thể giảm thiểu lượng đường nạp vô cơ thể một ngày. Hiện nay, có hai cách phổ biến được sử dụng trong sản xuất thực phẩm là sử dụng hương liệu và chất tạo ngọt (hay mọi người thường gọi là đường ăn kiêng). 

Chất tạo ngọt thường được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói sẵn như đồ uống. Có hai loại chất tạo ngọt là loại có calo và loại không calo.

  • Chất tạo ngọt có calo: Sorbitol (E420), Xylitol (INS 967), Mannitol (INS 965(i))…

  • Chất tạo ngọt không calo: Acesulfame Kali (Ace-K) (E950), Aspartame (E951), Saccharin (E954(i))…

Hương liệu được sử dụng để giúp bổ sung điều chỉnh các hương vị của một số sản phẩm đặc trưng phải sử dụng đường để tạo nên. Như trân chân đường đen được mọi nguời yêu thích do mùi hương đặc trưng được tạo ra từ đường nâu. Hương liệu đường nâu đã được sử dụng kết hợp vào sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng đường sử dụng.

Hương liệu đường nâu

Hương liệu đường nâu được xem là một trong cách giảm thiểu việc sử dụng đường trong thực phẩm. Hương liệu vừa giúp cảm thiện mùi hương vừa giúp cải thiện hương vị giúp sản phẩm có một sức hấp dẫn khó cưỡng. Hương đường nâu có hương vị đặc trưng được mọi độ tuổi yêu thích nhất là giới trẻ với nhiều sản phẩm như sữa tươi trân châu đường đen, kem trân châu đường đen…

Các độc giả cũng có thể tham khảo các bài khác của Vitarom về hương đường nâu để hiểu kỹ hơn về hương liệu phổ biến này.

Nguyên tắc khi sử dụng hương đường nâu

Hương đường nâu khi cho vào sản phẩm cũng cần tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Một trong số nguyên tắc cần chú ý:

  • Không vượt quá nồng độ tối đa cho phép đối với thực phẩm.

  • Hạn chế đến mức tối thiểu việc bổ sung phụ gia.

  • Không dùng để lừa dối người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

  • Dùng phụ gia phải có nguồn gốc uy tín và rõ ràng về pháp lý.

Vitarom

Kết luận

Có rất nhiều loại đường trên thị trường nhưng về mặt hoá học thì chúng để được cấu tạo từ các monosacchirdes. Đường luôn là một gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam nên chúng ta cần chú ý quan tâm đến lượng đường nạp vào một ngày để đảm bảo sức khoẻ. Trong tương lai, sẽ có nhiều loại đường cũng như hương liệu thay thế được nghiên cứu và sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn đảm bảo sức khoẻ. Cũng cần chú ý khi sử dụng các biện pháp thay thế vì chúng vẫn là một dạng phụ gia thực phẩm.

Mua hương liệu đường nâu ở đâu

Vậy mua hương đường nâu ở đâu là uy tín và đảm bảo chất lượng? Giá trên thị trường dao động 200.000VNĐ/100g. Ở Việt Nam, hương đường nâu bởi thương hiệu Vitarom đang được phân phối trực tiếp tại Công ty TNHH Vitachem Ingredients (lầu 4, tòa nhà T.T.M Building – số 12 đường Số 1, Cư xá Đô Thành, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), cam kết về nguồn gốc và chất lượng với giá thành cạnh tranh, chiết khấu từ 10-40% so với giá thị trường và giao hàng nhanh chóng. Tham khảo sản phẩm tại đây.

Mọi sự góp ý và thắc mắc về thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline (+84)28 2211 2040 (T2-T7 giờ hành chính)

Zalo (+84) 977 183 639/ (+84) 912 908 040/ (+84) 916 318 040

Email: sales1@vitachem.com.vn

Để đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng của Vitachem Ingredients có thể cung cấp thông tin và phục vụ quý khách tốt nhất. Cảm ơn quý khách đã quan tâm thông tin bài viết của chúng tôi.

Tại sao chọn VitaromTM

– Hương vị thơm ngon, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau

– Giá cả cạnh tranh và tiết kiệm chi phí

– Vận chuyển hiệu quả với việc giao mẫu sớm

– Thời hạn sử dụng dài hơn một số mặt hàng nhập khẩu

– Có dạng bột hoặc dạng lỏng

– Nhiều mẫu để thử nghiệm và đánh giá

– Hướng dẫn chuyên môn để đảm bảo hương vị theo ý muốn

– Năng lực điều chỉnh hương liệu theo dự án của khách hàng trong 1-3 ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. Institute of Food Science & Technology (2022), Sugar

  2. Unlockfood.ca (2022), What Are the Different Types of Sweeteners? Are They Safe?

  3. Extension preserve the Harvest, Storing sugar, Extension.usu.edu

  4. Rossi Anastopoulo (2023), A guide to different types of sugars, how to use them, and when to substitute

Leave a comment

Explore
Drag